Bại não thể co cứng là thể bại não phổ biến nhất, chiếm đến 75% số trường hợp mắc bại não. Bại não thể co cứng gây ra bởi tổn thương não trước khi sinh, trong khi sinh hoặc trong vài năm đầu đời. Thường ảnh hưởng tới vận động chi dưới, nửa người hay tứ chi. Trong đó tỉ lệ trẻ mắc bại não tứ chi khá cao (40-45%/số các trường hợp).
Nội dung chính:
- 1 1. Bại não thể co cứng là gì?
- 2 Dấu hiệu bại não thể co cứng
- 2.1 Tăng trương lực cơ ở các chi bị tổn thương
- 2.2 Giảm khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp
- 2.3 Dấu hiệu tổn thương hệ tháp
- 2.4 Tăng phản xạ gân xương ở các chi bị tổn thương
- 2.5 Có các phản xạ nguyên thuỷ
- 2.6 Không có teo cơ, co rút tại các khớp
- 2.7 Có thể có rối loạn điều hoà cảm giác
- 2.8 Có thể bị liệt
- 2.9 Đa động gân gót, co rút tại các khớp, cong vẹo cột sống, động kinh
- 3 Bại não thể co cứng có chữa được không?
- 4 Điều trị bại não thể co cứng
1. Bại não thể co cứng là gì?
Bại não co cứng là một thể thường gặp của bại não. Bại não co cứng được đặc trưng bởi các cử động giật, căng cơ và cứng khớp. Điều này dẫn đến cơ bắp cứng có thể làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn hoặc thậm chí là không thể.
Co cứng là một dạng tăng trương lực cơ. Cơ bắp bị co cứng do các tín hiệu của phần não bộ bị tổn thương (phần não bộ điều khiển vận động) gửi tới các cơ không chính xác. Khi một cơ bị ảnh hưởng bởi sự co cứng, chân tay di chuyển càng nhanh thì càng cứng hơn. Co cứng được thấy trong một số tình trạng khác nhau bao gồm bại não, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, đột quỵ và bệnh đa xơ cứng.
Mọi người có thể gặp khó khăn khi di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác và kiểm soát các nhóm cơ hoặc nhóm cơ cần thiết để thực hiện một số nhiệm vụ như xử lý đồ vật hoặc nói.

Dấu hiệu bại não thể co cứng
Tăng trương lực cơ ở các chi bị tổn thương
Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ trương lực cơ có tác dụng tạo ra lực căng. Đối với những người bình thường, não bộ sẽ điều khiển để phần cơ này điều chỉnh linh hoạt trong quá trình ta vận động và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, với các trẻ mắc chứng này, trương lực cơ luôn trong trạng thái đồng co cơ. Dẫn tới trẻ khó khăn trong việc điều chỉnh tư thế, hoạt động vận động của mình. Đây là một dấu hiệu điển hình của trẻ bị bại não.
Giảm khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp
Trẻ có dấu hiệu như khó giữ thăng bằng, di chuyển lệch lạc và không thể kiểm soát được các vận động của mình. Khi đó rất có thể trẻ đã mắc chứng bại não này. Đặc biệt, khi trẻ hưng phấn, lo lắng và cố gắng điều chỉnh các vận động trên cơ thể, chứng tăng trương lực cơ sẽ xuất hiện.
Dấu hiệu tổn thương hệ tháp
Hệ tháp giống như một đường truyền xung động để cơ thể thực hiện các vận động được truyền tín hiệu từ vỏ não. Khu vùng vận động ở một bên bán cầu tổn thương, cơ thể phần đối diện sẽ có hiện tượng liệt, do sự bắt chéo của hệ tháp. Đó là việc vì sao các trẻ bại não sẽ có dấu hiệu liệt nửa người, tứ chi hoặc chi dưới.

Tăng phản xạ gân xương ở các chi bị tổn thương
Đối với những người bình thường, phản xạ co hay duỗi gân xương sẽ chỉ xảy ra khi bị chịu tác động một lực bên ngoài. Tuy nhiên, với trẻ bại não, hiện tượng co rút chân tay hay duỗi thẳng chân tay xảy ra thường xuyên, dù không có tác động tới vùng gây phản xạ.
Có các phản xạ nguyên thuỷ
Các phản xạ nguyên thủy là các phản xạ tự nhiên trẻ có được từ khi trong bụng mẹ hay mới ra đời như: mút tay, nháy mắt, nuốt, nghẹo cổ,… Tuy nhiên nó sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Nếu trẻ trên 3 tuổi và vẫn còn các phản xạ như khi còn là trẻ sơ sinh, thì nguy cơ trẻ mắc bại não co cứng là rất cao.
Không có teo cơ, co rút tại các khớp
Đây còn được gọi là chứng loạn dưỡng cơ. Việc này có thể làm cơ to hơn bình thường, liên kết với các mô, khiến việc ngồi và đi lại trở nên khó khăn. Một số dấu hiệu của việc này như cơ sẽ yếu đi, trẻ khó di chuyển, hay bị ngã, chảy dãi,…
Có thể có rối loạn điều hoà cảm giác
Trẻ có thể quá nhạy cảm hoặc quá trơ lì cảm xúc với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình. Có thể sẽ có những kích động thái quá, hoặc phản ứng chậm. Nhìn chung, khả năng cân bằng cảm xúc của trẻ khá yếu.
Có thể bị liệt
Đây là biểu hiện khá rõ ràng để phát hiện trẻ mắc chứng bại não. Thường sẽ liệt theo các khu vực đối xứng: hai chi dưới hay liệt tứ cho, hoặc liệt nửa người. Điều này gây ra do hệ tháp bị tổn thương đã đề cập ở trên.
Đa động gân gót, co rút tại các khớp, cong vẹo cột sống, động kinh
Trẻ tăng phả xa không cần thiết ở cùng gân gót. Các khớp tăng lực co cơ, khiến cho các phần xương như cột sống cũng bị ảnh hưởng. Những trẻ có tổn thương khu vực thần kinh còn có thể có các cơn động kinh. Điều này khá giống với các biểu hiện của trẻ bị bại não thể múa vờn.

Bại não thể co cứng có chữa được không?
Bại não nói chung và bại não thể co cứng nói riêng thực tế không phải một loại bệnh. Ta có thể thấy có những trẻ bại não bẩm sinh. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách phục hồi chức năng cho trẻ. Có thể giúp trẻ tăng khả năng phục hồi khi được phát hiện và can thiệp sớm. Nhưng đây cũng là một quá trình khá dài, cần kết hợp nhiều phương thức. Từ việc sử dụng thuốc dãn cơ cho trẻ bại não đến việc luyện tập thường xuyên.
Các phần não đã bị tổn thương sẽ không thể hồi phục lại được và cũng không thể tiến triển xấu đi, tuy nhiên tình trạng của mỗi trẻ có thể được cải thiện theo thời gian nếu can thiệp sớm và đúng cách. Bởi vậy, một đứa trẻ bại não được hỗ trợ can thiệp khi lớn lên có thể có cuộc sống tốt hơn và độc lập với những khuyết tật của mình.

Điều trị bại não thể co cứng
Dùng thuốc dãn cơ
Việc bại não gây ra vấn đề co cứng các cơ chủ yếu do sự tăng lực co cơ không cần thiết. Vì thế, thuốc dãn cơ cho trẻ bại não co cứng giúp tăng hiệu quả và dễ dàng hơn cho trẻ trong quá trình phục hồi chức năng. Đặc biệt đối với những trẻ bị co cứng nặng thì việc dùng thuốc hỗ trợ là cần thiết.
Vận động trị liệu
Bạn có thể nhờ tới các kỹ thuật viên hướng dẫn trẻ vận động hoặc các dụng cụ hỗ trợ trẻ tự tập tại nhà. Việc này, cần sự phối hợp giữa gia đình, bác sĩ – những người cổ vũ, động viên trẻ, giúp trẻ có động lực vượt qua tình trạng này.
Một số trị liệu cần thiết như: tăng khả năng kiểm soát đầu cổ, khả năng ngồi, quỳ, bò, đứng, đi, vận động bàn tay. Các vận động này nên được hoàn thiện theo từng mốc. Không nên dạy quá nhiều vận động cho trẻ cùng một lúc.

Vật lý trị liệu
Với sự phát triển của công nghệ, việc áp dụng vật lý trị liệu cho bệnh nhân đang ngày càng phổ biến và đa dạng. Đây là phương pháp sử dụng các tác động vật lí tự nhiên như: các tia: hồng ngoại, cực tím, X, điện xung dòng Gavanic; nước, không khí,… Hay các bài tập thể dục, dưỡng sinh.
Ưu điểm của phương pháp này là ít biến chứng, tác dụng phụ như hóa học trị liệu.
Thủy trị liệu
Đây là một phương pháp khá thân thiện và dễ chịu với người điều trị. Một số cách thức điển hình như: xông thuốc Y học, tắm thuốc trong bồn tắm thủy lực và ngâm thuốc. Các yếu tố tác dụng từ: lực đẩy, áp suất, nhiệt, yếu tố cơ học và hóa học. Các trị liệu này vừa tốt cho các cơ nhờ dòng luân chuyển của nước, vừa giúp cải thiện tình trạng co cơ do tác động của thuốc.
Ngôn ngữ trị liệu
Điều này khá cần thiết, vì bên cạnh việc khó khăn trong việc điều chỉnh vận động của mình, trẻ bại não còn gặp khó khăn trong việc điều hòa cảm xúc. Việc bị kích thích mạnh trong cảm xúc khiến các cơ tăng phản xạ co rút, khiến trẻ sẽ càng gặp khó hơn trong việc phục hồi. Trẻ sẽ được điều chỉnh về biểu cảm, tư thế, cử chỉ và khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin khi trò chuyện.
Đối với trẻ bại não, phương pháp được áp dụng là sử dụng giao tiếp tăng cường (ACC). Trẻ sẽ có thể nói dễ dàng hơn khi biết kiểm soát các cơ ở miệng. Nên cho trẻ đi học trước tuổi tới trường.
Giáo dục kỹ năng cá nhân – xã hội
Tương tự như ngôn ngữ trị liệu, giáo dục kỹ năng cho trẻ bại não cần thiết hơn bao giờ hết. Việc giáo dục trẻ việc này từ sớm sẽ giúp trẻ có thể hòa nhập xã hội và gia đình một cách dễ dàng hơn.
Với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã hiểu hơn về việc trẻ bại não thể co cứng. Hiện nay, có khá nhiều các cách thức trị liệu để có thể cải thiện tình trạng này. Ngoài ra trong quá trình điều trị cũng nên kết hợp với việc dùng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ não và trí nhớ. Trong suốt quá trình mang thai và chờ sinh, các gói thai sản trọn gói để nhận được sự theo dõi cũng như chăm sóc tốt nhất chính là điều nhiều mẹ nên chọn.