Bại não là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Bại não là một hội chứng do tổn thương não gây ra, ảnh hưởng đến sự kiểm soát về vận động, ngôn ngữ, tư thế. Bại não do một hoặc nhiều phần của não bộ có chức năng điều khiển vận động bị tổn thương nên người mắc không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường.

Ở Việt Nam cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 1,8 bé bị bại não, bệnh lý gây cản trở vận động của các bé và thậm chí dẫn đến tê liệt. Đây là căn bệnh được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bại não ở trẻ sơ sinh cho bố mẹ tham khảo.

Bại não là gì?

Bại não là một thuật ngữ chung mô tả nhóm các rối loạn vĩnh viễn về phát triển vận động và tư thế, gây ra các giới hạn về hoạt động do những rối loạn không tiến triển xảy ra trong não bào thai hoặc não ở trẻ nhỏ đang phát triển. Các rối loạn vận động của bại não thường kèm theo những rối loạn về cảm giác, nhận cảm, nhận thức, giao tiếp và hành vi, với động kinh và với các vấn đề cơ xương thứ phát.

Trẻ bại não có các bất thường về tư thế
Trẻ bại não có các bất thường về tư thế

Bại não có thể được phân loại theo vận động và định khu:

  • Các thể vận động đề cập đến rối loạn vận động quan sát được. Loại thể lâm sàng liên quan chặt chẽ đến vùng não bị tổn thương, bao gồm: Co cứng, múa vờn, thất điều, phối hợp.
  • Thể định khu đề cập đến sự phân bố những khiếm khuyết vận động hoặc các phần cơ thể bị ảnh hưởng. Các khiếm khuyết vận động có thể là một bên (chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể) hoặc hai bên (ảnh hưởng đến cả hai bên của cơ thể).

Phân loại bại não qua các thể vận động

Bại não thể co cứng

Co cứng là sức cản với sự kéo căng cơ phụ thuộc vào tốc độ. Co cứng đặc trưng bởi tình trạng cứng quá mức trong các cơ khi trẻ cố gắng di chuyển hoặc giữ một tư thế chống lại trọng lực. Co cứng ở trẻ có thể thay đổi tuỳ theo mức độ tỉnh táo, cảm xúc, hoạt dộng, tư thế và tình trạng đau.

Bại não thể múa vờn / loạn động

Thể loạn động/tăng động liên quan đến sự gia tăng hoạt động của cơ, có thể gây ra những vận động bất thường quá mức, vận động bình thường quá mức, hoặc kết hợp cả hai. Bại não thể loạn động/tăng động đặc trưng bởi các bất thường về trương lực cơ và biểu hiện các rối loạn vận động khác nhau bao gồm loạn trương lực, múa vờn và múa giật (Sanger, Chen và cộng sự, 2010).

bại não thể múa vờn do tổn thương các nhân nền não
bại não thể múa vờn do tổn thương các nhân nền não
  • Thể Loạn trương lực đặc trưng bởi các co cơ ngắt quãng hoặc kéo dài gây các vận động xoắn vặn hoặc lặp lại.
  • Thể Múa vờn đặc trưng bởi các vận động vặn vẹo và chậm, không kiểm soát cản trở trẻ giữ vững một tư thế. Đó là những vận động trơn tru liên tục xuất hiện ngẫu nhiên và không gồm những mảnh vận động có thể xác định được. Múa vờn có thể nặng hơn nếu cố gắng vận động tuy nhiên múa vờn cũng có thể xuất hiện lúc nghỉ. Phân biệt múa vờn với loạn trương lực ở chỗ không giữ được các tư thế kéo dài, và với múa giật ở chỗ không có các mảnh vận động có thể xác định được.
  • Thể Múa giật là một chuỗi của một hoặc nhiều vận động không tự ý hoặc mảnh vận động rời rạc xuất hiện ngẫu nhiên liên tục. Múa giật được phân biệt với loạn trương lực ở bản chất xảy ra ngẫu nhiên, liên tục, không thể đoán trước của các vận động, so với các vận động hoặc tư thế rập khuôn, dễ đoán trước được hơn của loạn trương lực. Các vận động của múa giật thường có vẻ nhanh hơn những vận động của loạn trương lực. Mặc dù chứng múa giật có thể nặng hơn khi vận động, cố gắng vận động, hoặc căng thẳng, các vận động này không được tạo ra bởi các cố gắng chủ ý với cùng độ đặc hiệu về thời gian như ở loạn trương lực. Trẻ bị chứng múa giật biểu hiện bồn chồn hoặc chuyển động liên tục.
  • Múa vờn và múa giật thường cùng hiện diện ở bại não và khi kết hợp được gọi là múa giật – vờn.

Bại não thể thất điều

Thất điều được đặc trưng bởi các chuyển động run rẩy và ảnh hưởng đến sự điều hợp và thăng bằng của người bệnh. Đây là thể bại não ít gặp nhất.

Các thể vận động phối hợp

Là bại não biểu hiện với nhiều hơn một thể vận động, ví dụ như co cứng và loạn trương lực. Thường thì một thể vận động sẽ chiếm ưu thế.

Phân loại bại não qua các thể định khu

Bại não một bên

  • Liệt một chi: ảnh hưởng đến một chi thể, có thể là tay hoặc chân ở bên phải hoặc bên trái của cơ thể.
  • Liệt nửa người: ảnh hưởng đến một nửa bên của cơ thể, có thể là bên phải hoặc bên trái. Tay và chân không nhất thiết bị ảnh hưởng như nhau.

Bại não hai bên

  • Liệt hai chi: cả hai chân bị ảnh hưởng là chính. Trẻ bị liệt hai chi thường có một vài khiếm khuyết ở chức năng chi trên.
  • Liệt ba chi: ảnh hưởng đến ba chi thể và không ảnh hưởng đến chi thứ tư.
  • Liệt tứ chi: tất cả bốn chi đều bị ảnh hưởng kèm theo đầu, cổ, và thân mình cũng bị ảnh hưởng.

Theo Mức độ nặng

Bại não có thể được mô tả hoặc phân loại theo mức độ nặng của các khiếm khuyết vận động. Có bốn hệ thống phân loại về chức năng vận động, khả năng giao tiếp và ăn uống được quốc tế công nhận. Các phân loại này liên quan đến cách một trẻ bại não di chuyển (GMFCS), cách trẻ sử dụng tay trong hoạt động hàng ngày (MACS), cách trẻ giao tiếp với những người thân quen và không thân quen (CFCS) và khả năng trẻ ăn uống an toàn (EDACS).

Các khiếm khuyết về phát triển

Các khiếm khuyết vận động của bại não hầu như luôn luôn đi kèm với một hoặc nhiều khiếm khuyết thứ phát. Đối với nhiều trẻ, những tình trạng thứ phát này gây nhiều khuyết tật hơn khiếm khuyết thể chất ban đầu.

  • 3/4 số trẻ bị đau mãn tính.
  • 1/2 số trẻ trẻ sẽ bị suy giảm trí tuệ.
  • 1/3 số trẻ sẽ không thể đi được.
  • 1/3 số trẻ sẽ bị di lệch khớp háng.
  • 1/4 số trẻ sẽ không thể nói được.
  • 1/4 số trẻ sẽ bị động kinh.
  • 1/4 số trẻ sẽ có rối loạn hành vi.
  • 1/4 số trẻ sẽ có tình trạng tiểu không tự chủ.
  • 1/5 số trẻ sẽ bị rối loạn giấc ngủ.
  • 1/10 số trẻ sẽ có khiếm khuyết về thị giác.
  • 1/15 số trẻ sẽ không thể ăn được bằng đường miệng.
  • 1/25 trẻ sẽ có khiếm khuyết về thính giác.

Đánh giá chức năng vận động thô của trẻ bại não qua GMFCS

Mức độ I:

Trẻ di chuyển trong ngoài vị thế ngồi với 2 tay tự do cầm đồ vật, trẻ tự bò 4 điểm được, trẻ tự kéo đứng lên được, đi được vài bước bằng cách bám vào đồ vật.

Mức độ II:

Trẻ có thể duy trì tư thế ngồi trên sàn nhưng cần dùng tay để giữ thăng bằng, tự trườn, bò 4 điểm được, trẻ có thể đi men bằng cách bám vào đồ vật.

Mức độ III:

Trẻ có thể ngồi được nếu được trợ giúp ở thắt lưng, trẻ có thể lăn, lật và trườn về phía trước được.

Mức độ IV:

Trẻ có thể kiểm soát đầu nhưng cần trợ giúp thân mình khi ngồi trên sàn, trẻ có thể lật sấp và ngửa được.

Mức độ V:

Trẻ khiếm khuyết về thể chất gây hạn chế kiểm soát vận động, trẻ không thể kiểm soát đầu cổ và thân mình ở tư thế kháng trọng lực, ở tư thế nằm sấp và ngồi trợ giúp, khi lẫy trẻ cần hỗ trợ của người lớn.

Nguyên nhân của bại não là gì?

Nguyên nhân chính của bại não là do một hoặc nhiều vùng ở não bị tổn thương trong quá trình phát triển của thai nhi. Các tổn thương ở não bộ sẽ không phát triển thêm hoặc trở nên xấu đi, nhưng cần trải qua các quá trình tập luyện lâu dài để trẻ có nhiều tiến bộ về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng tự phục vụ… Dưới đây là một số nguyên nhân gây bại não ở trẻ sơ sinh mà bạn nên lưu ý.

Nhiễm trùng

Trong những điều cần lưu ý trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì nhiều phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng thường do các vi khuẩn gây hại như rubella, virus cự bào hay toxoplasmosis xâm nhập có thể gây tổn thương não của thai nhi và gây bại não cho trẻ sau này. Các nhiễm trùng nguy hiểm khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu của mẹ cũng có thể là nguyên nhân làm sinh non và tăng nguy cơ bại não cho trẻ.

Thiếu khí não bào thai

Một số trường hợp bào thai bị thiếu oxy do suy nhau thai (chức năng của nhau thai bị giảm sút), nhau thai bong non hoặc chảy máu do rau tiền đạo cũng là nguyên nhân khiến não bộ trẻ nhỏ bị tổn thương và dẫn đến bại não sau này.

Bại não là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị ngạt thở là nguyên nhân dẫn đến bại não

Sinh non

Có đến 50% số lượng trẻ bại não có nguyên nhân liên quan đến sinh non. Nếu không may em bé bị sinh non hoặc sinh cân nặng thấp cũng là nguy cơ khiến trẻ bị bại não. Nguyên nhân là do trẻ sinh non (Sinh trước 32 tuần và nhất là trước 28 tuần) có nguy cơ bị xuất huyết não, khiến não bị tổn thương và không thể phát triển bình thường.

Chấn thương bên ngoài

Việc trẻ sơ sinh bị chấn thương não do va đập diễn ra thường xuyên và là nguyên nhân dẫn đến bại não ở trẻ. Một số chức năng điều khiển vận động của não có thể bị tê liệt hoàn toàn sau xuất huyết não, hoặc bị nhiễm trùng (viêm màng não).

Di truyền

Việc rối loạn trong hệ gen là một trong các yếu tố tác động gây bại não ở trẻ. Tuy nhiên không thể khẳng định hoàn toàn nguyên nhân bại não do di truyền bởi nó còn cần cộng hưởng với môi trường, sinh hoạt mới có khả năng.

Vì vậy để chuẩn bị những điều tốt nhất đến với con, các gói dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói là vô cùng hữu ích trong suốt quá trình mang thai cũng như sinh đẻ.

Bại não là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu bại não ở trẻ sơ sinh

Nếu con bạn đang xuất hiện các triệu chứng sau đây thì rất có thể bé đã mắc bại não. Bố mẹ cần thường xuyên quan sát con mình, lắng nghe cơ thể con để phát hiện bệnh và chữa trị sớm nhất có thể.

Chuyển động tay và chân bất thường

Nếu trẻ có những hành động khua chân tay bất thường, không thể giữ thăng bằng, khó phối hợp động tác, những hành động thiếu tự nhiên có thể là dấu hiệu của bại não ở trẻ. Điều bố mẹ cần làm là thường xuyên quan sát con, đặt con vào các tình huống để xem phản ứng ở trẻ và đánh giá chính xác nhất.

Đi lại và nói năng bị chậm phát triển

Những trẻ bị bại não thường biết đi và biết nói chậm hơn hẳn các bạn. Dấu hiệu này thường dễ nhận biết khi các con có phản ứng ngôn ngữ chậm, miệng cứng, khó phát âm và khó ngồi thẳng lưng.

Co thắt cơ, phối hợp các bộ phận cơ thể kém

Bại não thể phối hợp có thể khiến trẻ nhỏ bị cứng cơ vì vậy khó thực hiện kết hợp các bộ phận cơ thể. Ví dụ nếu bé đang đi thì việc giơ tay chào cũng gặp khó khăn và biểu hiện bên ngoài là các động tác hình thể méo mó, không mềm dẻo và linh hoạt.

Trẻ bại não gặp khó khăn về vận động phối hợp
Trẻ bại não gặp khó khăn về vận động phối hợp

Mắt lé

Cũng bởi việc phối hợp hành động kém nên các trẻ bại não thường dễ bị lé mắt do không thể điều khiển mắt chính xác kết hợp với tay chân. Nếu phát hiện con có dấu hiệu này, bố mẹ hãy quan sát thêm các hành động khác của bé để có kết luận nhé.

Cứng cơ

Hiện tượng cứng cơ do bại não khiến trẻ luôn ở trạng thái tăng trương lực cơ,  các hoạt động của trẻ bị giới hạn. Nếu gặp phải hiện tượng này tức trẻ đang ở thể bại não liệt cứng (spastic cerebral palsy), có 3 dạng biểu bệnh là Liệt cứng 2 chi dưới, Liệt cứng nửa người và Liệt cứng tứ chi.

Không thể giữ thăng bằng

Không thể giữ thăng bằng là hệ quả của bại não thể thất điều, trẻ khó kiểm soát tư thế, dáng đi lảo đảo, vùng thắt lưng hay đong đưa.

Khó ngồi thẳng lưng

Đây cũng là triệu chứng khi trẻ bị bại não thể liệt cứng, các bé sẽ khó điều chỉnh lưng theo ý muốn để ngồi thẳng lưng như bình thường.

Bại não là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Điều trị bại não

Thuỷ trị liệu

Thủy trị liệu là phương pháp giúp trẻ bại não phục hồi các khớp và các dây thần kinh. Phương pháp này không được áp dụng với trẻ bại não có dấu hiệu động kinh lâm sàng. Mục đích của liệu pháp là giúp trẻ thư giãn hơn, giảm trương cơ lực, tăng khả năng vận động có ý thức. Thường các bác sĩ sẽ cho trẻ vận động trong bồn nước xoáy Hubbard hay bể bơi với nhiệt độ nước khoảng 36-38 độ C trong gần 30 phút.

Thuốc giãn cơ

Biện pháp thuốc giãn cơ chỉ sử dụng đối với trẻ bại não thể co cứng và co rút, tránh áp dụng cho trẻ bị các dạng bại não còn lại. Tác dụng của thuốc giúp trẻ giảm căng cơ lực, tăng cường khả năng vận động có ý thức và kiểm soát tư thế tốt hơn. Thuốc đưa vào cơ thể trẻ bằng cách tiêm, pha thuốc tiêm với dung dịch Nacl2 9%0 theo đơn vị đóng lọ. Lấy thuốc theo liều lượng tiêm tại mỗi vị trí. Tiêm trực tiếp nội cơ hoặc tiêm qua đầu định vị của máy điện cơ với liều lượng đã được tính toán.

Bại não là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Thuốc giãn cơ chỉ áp dụng với trẻ bại não co cứng

Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc bổ cho não, hỗ trợ hoạt động điều trị tiến triển nhanh hơn, thúc đẩy khả năng hồi phục của trẻ nhỏ.

Điện trị liệu

Phương pháp điện trị liệu có hai loại là tử ngoại và điện thấp tần được ứng dụng với mỗi trường hợp trẻ bại não thể khác nhau. Liệu pháp tử ngoại dùng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, bại não thể nhẽo. Còn liệu pháp điện thấp tần dùng cho bé không có dấu hiệu động kinh lâm sàng hoặc bé không bị bại não thể co cứng nặng. Liệu pháp giúp tác động trực tiếp lên các dây thần kinh bị ức chế, giảm trương lực giúp trẻ hành động tự nhiên hơn.

Phục hồi chức năng toàn diện

Đây là phương pháp hiệu quả nhất đối với trẻ bại não. Tuy nhiên, sẽ cần sự kiên trì và mất nhiều thời gian. Trẻ sẽ được luyện tập vận động, học ngôn ngữ, nhận thức, được dạy về cách tự phục vụ bản thân và giao tiếp xã hội.

Chương trình can thiệp toàn diện cho trẻ bại não được Trung tâm Vina Health áp dụng mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong 5 năm qua. Nhiều trẻ ở tình trạng nặng có tiến bộ thần kỳ trong thời gian ngắn.

Trung tâm Vina Health (Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục hòa nhập và Phục hồi chức năng Vina Health) được thành lập theo quyết định số 58/QĐ-TWH của Hội khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam, do thứ trưởng bộ Khoa học Công nghệ Bùi Thế Duy ký cấp phép hoạt động.

Chúng tôi là tập thể những nhà nghiên cứu trẻ, tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu y tế giáo dục toàn diện, ứng dụng hỗ trợ cho người có khó khăn về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, bao gồm trẻ khuyết tật, tổn thương não (đối tượng chính là cerebral palsy – bại não), chậm phát triển.

Năm 2019 Vina Health chính thức là thành viên của Techsoup Asia – Mạng lưới các tổ chức hỗ trợ cộng đồng Châu Á. Kết nối với rất nhiều tổ chức quốc tế qua các dự án nghiên cứu khoa học, tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về trẻ khuyết tật và các dự án thiện nguyện.

Sau 5 năm xây dựng và trưởng thành, Vina Health hiện có 2 cơ sở tại Hà Nội và 1 cơ sở tại TP Hồ Chí Minh, tổng số 82 CBNV chính thức và hơn 100 tình nguyện viên hoạt động hỗ trợ dự án thiện nguyện tại các tỉnh.

Cách phòng ngừa bại não

Khám tiền hôn nhân và sức khỏe trước khi kết hôn

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là việc nên làm để dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai, và hơn cả là phát hiện các nguy cơ sinh con bại não từ mẹ. Hiện nay nhiều bệnh viện cung cấp các gói khám tiền hôn nhân an toàn và nhanh chóng, ưu điểm của việc sử dụng gói này là bạn có thể kết hợp khám và nhận tư vấn chi tiết của bác sĩ ngay sau khi có kết quả. Đồng thời giá gói khám tiền hôn nhân ở các bệnh viện uy tín cũng tương đối hợp lý, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.

Khám thai định kỳ đặc biệt là các tháng đầu và cuối thai kỳ

Việc khám thai định kỳ là việc cần làm của tất cả bà mẹ để phát hiện sớm các mầm bệnh cho con cũng như biết cần cải thiện những gì để thai nhi phát triển tốt nhất. Rất nhiều trường hợp trẻ bị bại não trong bào thai nhưng bố mẹ không hề biết, mà vẫn tiếp tục có các tác động xấu đến con khiến bệnh thêm trầm trọng hoặc thậm chí là mất mạng.

Ở một số bệnh viện uy tín hiện nay đang cung cấp gói thai sản, giúp bố mẹ theo dõi sát sao sức khỏe của con cũng như phát hiện những chuyển biến xấu kịp thời trong suốt thai kỳ.

Nhiều gia đình vì tiết kiệm nên thường đi khám lẻ tẻ, quá trình theo dõi không được liền mạch gây ra các hậu quả do không phát hiện bệnh kịp thời, chẩn đoán sai hoặc thậm chí là mất con do sơ xuất chủ quan. Vì thế để bảo vệ an toàn cho cả con và mẹ trong thời kỳ nhạy cảm này,  gia đình nên chọn mua dịch vụ thai sản trọn gói an toàn để cả nhà cùng an tâm chờ đón bé nhé.

Ăn uống đủ chất từ thực phẩm sạch

Việc sử dụng các thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn, thực phẩm chưa được chế biến kĩ khiến mẹ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng và là nguyên nhân con bị bại não khi chào đời. Để phòng ngừa bại não cho con cũng như bảo vệ sức khỏe của bé, trong thời gian mang thai mẹ không nên ăn các thực phẩm tươi sống, không rõ nguồn gốc, ăn đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho con.

Tiêm chủng các về não

Các bệnh về não như viêm màng não, rất nguy hiểm với cả mẹ và bé, là một trong các nguyên nhân gây bại não ở trẻ em. Nên từ khi mang thai mẹ cần tiêm chủng các bệnh về não để phòng ngừa bại não và các bệnh liên quan khác cho con. Việc tiêm chủng không chỉ giúp con tránh khỏi các bại não mà còn ngăn ngừa được các căn bệnh khác, bảo vệ bé toàn diện trong quá trình phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *